Sau một mùa hoa Tết rực rỡ, hoa mai sẽ bắt đầu tàn và cây cần sự chăm sóc tích cực để giúp cây phục hồi và cho hoa đẹp vào mùa Tết năm sau. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách chăm sóc mai vàng trong chậu sau Tết, cùng theo dõi nhé.
1. Thay đất đổi chậu cho cây
Để có thể nở rộ vào ba ngày Tết, hầu hết các cây mai đều bị xử lý kích ra hoa, cây phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa nên cây mai đã bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể cây mai sẽ bị suy yếu, và không thể ra hoa vào năm sau.
Do đó, chăm sóc và phục hồi cây mai sau Tết là việc hết sức quan trọng, quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây vào năm sau.
Sau Tết, vào khoảng mùng 5 bạn đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3 - 5 ngày. Nhưng tránh để cây nơi ánh nắng gắt, mặt trời chiếu thẳng lúc 12h - 14h bởi có thể làm cháy lá, khô cành.
Tiếp theo, bạn dùng kéo bấm cắt bỏ hết hoa mai và nụ mai chưa nở để tránh hoa tạo hạt và cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa. Đồng thời, những cành quả dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.
Sau đó bạn tiến hành phối trộn đất và thay chậu cho cây mai. Nguyên liệu để phối trộn đất trồng mai gồm có đất sạch Tribat trồng mai, giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun, viên đất nung và phân trùn quế.
Bạn phối trộn đất trồng mai theo tỷ lệ khoảng 70% - 80% đất Tribat mai và 20% - 30% phân trùn quế Sfarm theo trọng lượng đất trong chậu. Cũng có thể dùng hỗn hợp mụn dừa + trấu hun + phân trùn quế Sfarm trộn theo tỷ lệ 1:1:1.
Ngoài ra, để tiện lợi, nhanh chóng nhưng cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, bạn nên chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên dùng cho hoa, kiểng.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa của hoa mai vàng trong cuộc sống
2. Cách thay đất đổi chậu cho mai
a. Chọn chậu trồng mai
Kích thước chậu sẽ tùy thuộc độ lớn của cây. Về chất liệu, bạn có thể chọn nhiều loại chất liệu khác nhau như nhựa cứng, xi măng, đất nung, chậu sành... Với nhiều kiểu dáng khác nhau.
b. Cắt tỉa và vệ sinh cây
Sau Tết, bạn cần cắt tỉa những cành cây yếu, những nhánh quá dài và những chỗ có nhánh quá dày. Việc cắt tỉa sẽ giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, đồng thời để tạo dáng cho cây được hài hòa.
Khi cắt tỉa, bạn cần giữ lại ở các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5mm. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá, chồi này có thể phát triển thành cành mới.
Sau khi tỉa cành mai xong thì bạn tiến hành vệ sinh cây mai. Cách làm đơn giản là bạn dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu, nấm mốc. Sau khi phun khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.
Xem thêm mai vàng bao lâu ra hoa ?Những cách trồng mai vàng
c. Tiến hành thay chậu, thay đất cho cây
Đầu tiên, bạn bốc cả bộ rễ ra khỏi chậu cũ, tiến hành bốc lớp đất cũ đi một cách nhẹ nhàng, chỉ bốc 1 ít lớp đất dễ bốc ở bên ngoài bộ rễ, không bốc hết lớp đất của cây để tránh làm ảnh hưởng tới bộ rễ.
Tiếp theo, bạn rải một lớp nền viên đất nung vào đáy chậu để giúp cây thông thoáng, thoát nước tốt, cho 50% hỗn hợp đất trồng mai vào chậu, rồi trồng lại cây mai vào.
Sau đó, bạn lắp hỗn hợp đất còn lại ngập rễ cây mai, bạn không nên đè nén đất, cứ để tự nhiên. Cuối cùng, bạn tưới nước và để trong mát khoảng 1 - 2 ngày để cây hồi phục sau quá trình thay đất, thay chậu.
Do mai là cây trồng ưa nắng, nên sau khi cây đã bắt đầu phục hồi thì đưa cây ra nắng để thích nghi dần, điều này sẽ giúp mai ra lá và đâm chồi nhanh hơn.
Sau 15 ngày thay đất, thay chậu cho mai, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho mai thông qua phân bón. Tuy nhiên, bạn không nên bón thêm phân hóa học do gian đoạn này rễ cây thường bị tổn thương nên không thể hấp thụ được dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm Nên bón phân gì cho mai vàng sau tết giúp cây mai nhanh phục hồi
Mặt khác phân bón hóa học có thể làm nóng bộ rễ, làm tổn thương nặng hơn cho rễ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ có tác dụng tốt cho việc phục hồi như phân trùn quế, phân bánh dầu đậu phộng, phân bò đã qua xử lý.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp cùng các loại phân hữu cơ phun qua lá như Org Hum, Seasol, Acroot, phân bánh dầu dạng nước… Đồng thời sử dụng xen kẽ với phân bón đầu trâu 501, 30-10-10… giúp cây nhanh chóng đâm chồi mới, ra lá non, dùng định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.
Ngoài ra, giai đoạn này cây mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ tấn công. Bạn nên phun phòng lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.
Bạn phun phòng bằng các loại như Anvil, Ridomil Gold, Aliette, Antracol, Daconil, Coc85, Regent…
Công việc chăm sóc mai sau Tết 2023 vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên sẽ giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.